Những loại trái cây tốt từ vỏ đến ruột

Cam, bơ, táo, chuối… không chỉ là những loại quả có ích cho sức khỏe mà vỏ của chúng cũng rất có lợi cho da của bạn.
Nếu bạn biết cách tận dụng, vỏ của một số loại trái cây cũng có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga về các loại trái cây tốt cả vỏ lẫn ruột.
Quả cam
Trong cam có chất limonoid, đây là một chất rất có ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Ăn cam, quýt thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày…. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tăng đề kháng, tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật…

Quả cam rất tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, vỏ cam còn chứa rất nhiều canxi có lợi cho cơ thể. Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Không những thế, vỏ cam loại bỏ tế bào chết trên da mặt, làm da sáng hơn. Lấy một cái nĩa, châm nhẹ vào vỏ cam. Cho vỏ cam vào cái chén, đổ nước ấm cho ngập, ngâm qua đêm. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ngâm vỏ cam rồi lau khô.

Quả chanh
Những người bị cao huyết áp, tắc nghẽn cơ tim uống nước chanh có tác dụng bổ trợ cho trị liệu. Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng thời làm giảm sự kết sỏi thận mãn. Thường xuyên ăn chanh còn tốt cho người bị bệnh viêm khớp do phong thấp, bệnh tiểu đường, tiêu hoá kém. Chanh cũng được sử dụng như là một loại nước uống (nước chanh) rất có lợi cho việc điều trị tiêu chảy.

Chanh là một loại quả không thể thiếu trong gia đình

Vỏ chanh cũng rất hữu ích, nó được phơi khô và nghiền thành bột, sử dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, dưỡng ẩm da.

Quả táo
Đây là một loại quả có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người về dinh dưỡng lẫn tác dụng chữa bệnh. Không chỉ giúp tiêu mỡ, giảm béo, ăn táo nhiều còn có ích trong việc trị chứng táo bón, giảm đau đầu, chống nhiễm khuẩn. Đối với những người cao tuổi, táo còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ rất cao.

Ăn táo giúp ngăn được nhiều bệnh

Vỏ táo chứa nhiều vitamin giúp tăng cường tuần hoàn máu lên da đầu, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc. Xay nhuyễn vỏ táo, bôi lên tóc và da đầu, để 20 phút rồi xả sạch.Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, vì thế, những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.

Quả chuối
Lượng vitamin B cao trong quả này giúp giữ bình tĩnh rất tốt. Bên cạnh đó, chất sắt trong chuối giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. Trong chuối có nhiều kali giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt. Khi não thiếu vitamin, khoáng chất… dễ khiến cơ thể mệt mỏi, các cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện. Chuối sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và giảm thiểu những tình trạng tiêu cực trên.

Chuối còn có công dụng làm đẹp

Dùng mặt trong của vỏ chuối, rắc lên một ít đường nâu, xoa khắp người để tẩy tế bào chết.

Xem thêm: Mít sấy giòn ngọt cho tiệc trà

Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ

Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe của bạn

Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ:

Trong số các loại quả, bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ.
Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

Nguồn vitamin dồi dào.

Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E – một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.

Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.

Tủ thuốc gia đình

Bí đỏ – Tủ thuốc gia đình

Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

Nước ép bí đỏ cũng rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường và những rối loạn khác nhau về trao đổi chất. Người ta dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm khác trên da.

Những người phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để loại bỏ cơn đau dưới chân. Dầu ép từ hạt bí đỏ được coi là một sản phẩm dinh dưỡng phòng chữa bệnh. Dầu bí đỏ có ảnh hưởng tốt tới gan, giúp cho những người bệnh tuyến tiền liệt, ngăn ngừa béo phì, cải thiện thành phần máu, loại bỏ cho-lesteron. Y học dân tộc khuyên nên thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ khô.

Nhờ thành phần muối khoáng tuyệt vời trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn. Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.
Một số bài thuốc hay từ bí đỏ:
Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.

Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.

Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.

Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.

Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.

Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.

Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.

Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.
Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
Chữa hen: Bí ngô tươi 500 g, táo đỏ 15 quả, đường đỏ vừa phải. Bí ngô gọt vỏ, táo đỏ bỏ hạt, cho nước vào nấu nhừ rồi cho đường để ăn.

Chữa thiếu sữa: Hạt bí ngô sống (hạt chín không có tác dụng) 25-30 g, bóc bỏ vỏ, lấy nhân cho vào khăn gói lại, giã nhuyễn rồi pha nước sôi uống. Uống trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói.

Xem thêm: Khoai lang – Cây thuốc quý

5 công dụng chữa bệnh ít người biết của đậu nành

Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó.
Đậu nành còn có tên là đậu tương. Nguồn gốc cây này ở Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18. Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.

Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ).

1. Ngừa ung thư vú ở phụ nữ
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.2. Tác dụng trên tim mạch

Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, Wahida Karmally – Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving – nói.

Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học thuộc Hội mãn kinh ở Bắc Mỹ đã kết luận: Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.

3. Cung cấp đủ dưỡng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. “Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa”, hãng tin New Kerala dẫn lời chuyên gia Katherine Tucker cho biết.

4. Điều trị chứng mãn kinh

Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới.Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…

Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.

Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…

5. Tác dụng chuyển hoá xương

Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.

Tác dụng tuyệt vời của khoai môn sấy

Ở Việt Nam mình có khoảng 70 loại khoai môn khác nhau, cách thức chế biến thành món ăn từ Khoai môn rất đa dạng, trong đó sản phẩm Khoai môn sấy khô được rất nhiều người (nhất là phái nữ) ưa chuộng bởi khẩu vị hấp dẫn và những công dụng tốt cho sức khỏe mà nhiều loại củ khác không có được

Khoai môn sau khi thu hoạch sẽ được gọt vỏ, xử lý vệ sinh và đưa vào máy xắt thành từng thanh nhỏ vừa miệng. Sau đó đưa vào buồng Sấy thăng hoa trong môi trường chân không với tác nhân dầu, cho ra sản phẩm Khoai Môn Sấy vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, không biến dạng, không caramel hóa, không bị thấm dầu với độ giòn vừa phải và hương vị khoai môn vẫn được bảo quản sau khi sấy.

Nếu ai chưa từng thưởng thức sản phẩm Khoai Môn Sấy thì quả là đáng tiếc, bởi sản phẩm này có những đặc tính như sau:

  • Chất lượng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu
  • Không sử dụng phẩm màu
  • Không đường, không chất bảo quản
  • Không chưa cholesterol
  • Hương vị và màu sắc tự nhiên
  • Có lợi cho sức khỏe
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách sử dụng và bảo quản:

  • Sản phẩm dùng ngay sau khi mua về
  • Sau khi mở, hãy cho một ít ra ngoài, kéo ngay khó ZIP để sản phẩm được giòn lâu hơn, nếu để không khí vào nhanh sẽ làm cho sản phẩm nhanh ỉu, ăn mất vị giòn, ngon.
  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm thấp

Tác dụng chữa bệnh của khoai môn:

Chống lão hóa

Thực phẩm này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê, natri, carotene, niacin, vitamin C, vitamin B, saponin… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…

Chữa bệnh đái tháo đường

Đối với người bị đái tháo đường thương phải kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

Chữa bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.

Chữa bệnh viêm khớp, u hạch

Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.

Công Ty TNHH Nông Sản, Thực Phẩm Lạc Thủy

Địa chỉ: Số 7, ngách 29, ngõ 162 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội.

Email: hoabinhfoods@gmail.com

Website: hoaquasay.vn | http://hoabinhfoods.com | http://hoabinhfoods.com

Hotline: 0975.248.867