Những loại trái cây tốt từ vỏ đến ruột

Cam, bơ, táo, chuối… không chỉ là những loại quả có ích cho sức khỏe mà vỏ của chúng cũng rất có lợi cho da của bạn.
Nếu bạn biết cách tận dụng, vỏ của một số loại trái cây cũng có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga về các loại trái cây tốt cả vỏ lẫn ruột.
Quả cam
Trong cam có chất limonoid, đây là một chất rất có ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Ăn cam, quýt thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày…. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tăng đề kháng, tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật…

Quả cam rất tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, vỏ cam còn chứa rất nhiều canxi có lợi cho cơ thể. Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Không những thế, vỏ cam loại bỏ tế bào chết trên da mặt, làm da sáng hơn. Lấy một cái nĩa, châm nhẹ vào vỏ cam. Cho vỏ cam vào cái chén, đổ nước ấm cho ngập, ngâm qua đêm. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ngâm vỏ cam rồi lau khô.

Quả chanh
Những người bị cao huyết áp, tắc nghẽn cơ tim uống nước chanh có tác dụng bổ trợ cho trị liệu. Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng thời làm giảm sự kết sỏi thận mãn. Thường xuyên ăn chanh còn tốt cho người bị bệnh viêm khớp do phong thấp, bệnh tiểu đường, tiêu hoá kém. Chanh cũng được sử dụng như là một loại nước uống (nước chanh) rất có lợi cho việc điều trị tiêu chảy.

Chanh là một loại quả không thể thiếu trong gia đình

Vỏ chanh cũng rất hữu ích, nó được phơi khô và nghiền thành bột, sử dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, dưỡng ẩm da.

Quả táo
Đây là một loại quả có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người về dinh dưỡng lẫn tác dụng chữa bệnh. Không chỉ giúp tiêu mỡ, giảm béo, ăn táo nhiều còn có ích trong việc trị chứng táo bón, giảm đau đầu, chống nhiễm khuẩn. Đối với những người cao tuổi, táo còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ rất cao.

Ăn táo giúp ngăn được nhiều bệnh

Vỏ táo chứa nhiều vitamin giúp tăng cường tuần hoàn máu lên da đầu, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc. Xay nhuyễn vỏ táo, bôi lên tóc và da đầu, để 20 phút rồi xả sạch.Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, vì thế, những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.

Quả chuối
Lượng vitamin B cao trong quả này giúp giữ bình tĩnh rất tốt. Bên cạnh đó, chất sắt trong chuối giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. Trong chuối có nhiều kali giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt. Khi não thiếu vitamin, khoáng chất… dễ khiến cơ thể mệt mỏi, các cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện. Chuối sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và giảm thiểu những tình trạng tiêu cực trên.

Chuối còn có công dụng làm đẹp

Dùng mặt trong của vỏ chuối, rắc lên một ít đường nâu, xoa khắp người để tẩy tế bào chết.

Xem thêm: Mít sấy giòn ngọt cho tiệc trà

Mít sấy giòn ngọt cho tiệc trà

Sau bữa cơm tối, cả nhà quay quần bên nhau vừa xem ti vi vừa nhâm nhi một ly trà. Nếu có thêm món gì đó uống trà thì tuyệt quá đúng không. Hôm nay mình xin hướng dẫn bạn món ăn chơi hay ăn kèm khi uống trà cũng rất tuyệt. Đó là món mít sấy.

Nguyên liệu:

  • Mít chín
  • Nước cốt chanh

Thực hiện:

  1. Mít tách múi, bỏ hạt, cắt thành miếng vừa ăn.
  2. Nước cốt chanh pha với nước lọc theo công thức 1 muỗng nước cốt chanh và 6 muỗng nước. Sau đó cho mít vào ngâm.
  3. Sau đó vớt ra để ráo.
  4. Xếp các múi mít vào khây nướng. Chú ý không xếp dày quá. Để vào lò nướng để nhiệt độ là 50 độ và nướng khoảng 4 tiếng. Bạn thăm chừng thấy mít khô, giòn, chuyển qua màu nâu vàng là được.
  5. Lấy ra và để nguội, có thể xếp vào lọ để dành ăn dần.
  6. Ngoài ra nếu không có lò nướng bạn cũng có thể để lên chảo rang, bạn rang với lửa nhỏ và làm từ từ đợi khi mít khô lại và giòn chuyển màu nâu vàng là được.

Yêu cầu món ăn:

  • Không thêm đường vì mít đã ngọt nên để mít sấy ngọt tự nhiên.
  • Mít không bị khét.

Nếu không, bạn có thể liên lạc với chúng tôi. hàng hóa đảm bảo,chất lượng. Hotline: 0975.248.867

Bán hàng – Những kinh nghiệm không bao giờ cũ

Đối thủ luôn… mạnh hơn
Nhìn ở một góc độ nào đó, các đối thủ luôn có điểm mạnh hơn mình. Xét về lĩnh vực bán hàng, điểm mạnh về tiềm lực tài chính chưa hẳn đã tốt hơn khả năng thấu hiểu thị trường, phương pháp tiếp cận người tiêu dùng ở những góc độ và thời điểm thuận lợi cho việc mua sắm của họ nhất. Thời gian qua, nhiều hệ thống cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện ở TPHCM. Dù là mô hình kinh doanh nhượng quyền của nước ngoài, tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài, nhân viên mặc đồng phục rất chuyên nghiệp… nhưng xét cho cùng thì đây cũng chỉ là những tiệm tạp hóa “lên đời”. Họ hướng đến sự phục vụ thân thiện với khách hàng bằng những cửa hàng sạch đẹp, hàng hóa trưng bày bắt mắt, nhân viên tiếp đón ân cần… Họ tạo sự tiện lợi trong việc mua sắm bằng cách xuất hiện ở những vị trí đắc địa, giữ xe miễn phí, giá cả niêm yết rõ ràng…

Đối thủ của bạn luôn mạnh hơn?

So với những cửa hàng tạp hóa truyền thống, họ có lợi thế nhiều hơn trong việc tiếp cận những khách hàng thuộc giới văn phòng, có thu nhập từ khá trở lên, không có nhiều thời gian mua sắm một số mặt hàng thiết yếu trong ngày… Tuy nhiên, điểm mạnh vừa nêu cũng có thể là điểm yếu. Trước hết, do chú trọng vào việc chiếm lĩnh các vị trí đẹp trên đường, họ có thể bỏ lỡ cơ hội phục vụ cư dân trong các con hẻm. Nhiều đường hẻm ở TPHCM dài, lối đi ngoắt ngoéo, ăn thông sang nhiều con đường, hẻm ở các phường, quận khác…
Trong khi thói quen mua tạp hóa không giống như việc mua sắm định kỳ ở siêu thị. Người ta có thể đang làm công việc nhà, đang nấu ăn và chợt thấy thiếu một thứ gì đó. Lúc đó, họ sẽ cảm thấy các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong hẻm tiện lợi hơn!
Kế đến, do hướng đến phục vụ sự tiện lợi, các cửa hàng tiện lợi thường tập trung vào việc trưng bày hàng bắt mắt nhằm lôi cuốn sự chú ý của khách mua sắm, đồng thời chỉ đáp ứng một số nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng nguồn hàng của họ không đa dạng, trong khi tiệm tạp hóa thường kinh doanh theo lối “nhà kho chứa hàng” nên hầu như hàng hóa nào họ cũng có thể phục vụ.
Chưa kể, mô hình kinh doanh “nửa siêu thị, nửa tạp hóa” của các cửa hàng tiện lợi còn khiến giá bán luôn mắc hơn các tiệm tạp hóa. Có thể nhiều chủ cửa hàng tiện lợi cho rằng người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để được phục vụ sự thuận tiện trong mua sắm. Điều này nói chung là đúng, nhưng trong nghề bán lẻ, khách mua hàng thường rất quan tâm đến những điều nhỏ lẻ. Chẳng hạn, khi giá bán của anh cao hơn đối thủ chỉ 1.000 đồng; khi nhân viên tính tiền làm tròn số lẻ 200 đồng thành 500 đồng trong phiếu tính tiền của khách thì biết đâu nhiều người chẳng tiện nói ra nhưng họ đã ngầm bất mãn và tẩy chay!

Nguồn: –st–

Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ

Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe của bạn

Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ:

Trong số các loại quả, bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ.
Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

Nguồn vitamin dồi dào.

Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E – một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.

Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.

Tủ thuốc gia đình

Bí đỏ – Tủ thuốc gia đình

Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

Nước ép bí đỏ cũng rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường và những rối loạn khác nhau về trao đổi chất. Người ta dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm khác trên da.

Những người phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để loại bỏ cơn đau dưới chân. Dầu ép từ hạt bí đỏ được coi là một sản phẩm dinh dưỡng phòng chữa bệnh. Dầu bí đỏ có ảnh hưởng tốt tới gan, giúp cho những người bệnh tuyến tiền liệt, ngăn ngừa béo phì, cải thiện thành phần máu, loại bỏ cho-lesteron. Y học dân tộc khuyên nên thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ khô.

Nhờ thành phần muối khoáng tuyệt vời trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn. Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.
Một số bài thuốc hay từ bí đỏ:
Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.

Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.

Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.

Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.

Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.

Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.

Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.

Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.
Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
Chữa hen: Bí ngô tươi 500 g, táo đỏ 15 quả, đường đỏ vừa phải. Bí ngô gọt vỏ, táo đỏ bỏ hạt, cho nước vào nấu nhừ rồi cho đường để ăn.

Chữa thiếu sữa: Hạt bí ngô sống (hạt chín không có tác dụng) 25-30 g, bóc bỏ vỏ, lấy nhân cho vào khăn gói lại, giã nhuyễn rồi pha nước sôi uống. Uống trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói.

Xem thêm: Khoai lang – Cây thuốc quý

Tìm hiểu quy trình sản xuất trái cây sấy khô

Hiện nay quy trình sản xuất trái cây sấy khô đã bắt đầu chuyên nghiệp hóa hơn rất nhiều nhằm lưu giữ được chất dinh dưỡng có trong các loại trái cây tươi và kéo dài được thời gian bảo quản của sản phẩm.

GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY SẤY

Để hiểu rõ về quy trình sản xuất trái cây sấy trước tiên chúng ta phải hiểu được sấy là quá trình tách nước ra khỏi trái cây tươi nhằm giúp chúng tránh được những hư hỏng trong quá trình bảo quản. Tùy từng loại trái cây mà ta có những cách sấy khác nhau, chính vì thế nảy sinh nhiều kỹ thuật sấy như: hệ thống sấy phun, hệ thống sấy tiếp xúc, hệ thống sấy tầng sôi, sấy bằng phương pháp hút chân không… Trong số các cách sấy nêu trên, hiện nay cách sấy bằng phương pháp hút chân không được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi nó giúp cho trái cây giữ nguyên được hiện trạng và đảm bảo được chất dinh dưỡng.

Từ đó có thể thấy quy trình sản xuất trái cây sấy ngày càng hiện đại và tiên tiến nhằm giúp cho con người có thể thoải mái thưởng thức món ăn vặt hấp dẫn mà không cần lo ngại về chất lượng như trước đây nữa.

Quy trình sản xuất trái cây sấy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó để giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất trái cây sấy, chúng tôi xin chia sẻ một số bước sau đây:
– Bước 1: tuyển chọn trái cây tươi ngon, bóc tách vỏ, tiệt trùng.
– Bước 2: sấy khô bằng phương pháp hút chân không giúp cho trái cây giữ được thành phần dinh dưỡng, an toàn đối với sức khỏe người dùng và bảo quản được lâu dài.
– Bước 3: đóng gói trái cây sấy theo đúng quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.
Có thể nói quy trình sản xuất trái cây sấy ảnh hưởng rất lớn đến hương vị và độ tươi ngon của món ăn, do đó các nhà sản xuất cần phải tuân thủ các quy trình công nghệ để mang đến sản phẩm hảo hạng dành cho người tiêu dùng.

Khoai lang – Cây thuốc quý

Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.

Khoai lang – Cây thuốc quý

Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.
Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh…
Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
– Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
– Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
– Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
– Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
– Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
– Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
– Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
– Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
Món ăn bài thuốc từ khoai lang
Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
– Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
– Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
– Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
– Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
– Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
– Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
– Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
– Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Xem thêm: 7 lợi ích sức khỏe của hạt điều

7 lợi ích sức khỏe của hạt điều

Hạt điều rất giàu sắt, phốt pho, selen, magiê và kẽm. Chúng cũng là nguồn cung cấp tốt các chất phytochemical, chất chống oxy hóa và protein.


Ngăn ngừa ung thư

Chất proanthocyanidins trong hạt điều có tác dụng cô lập các khối u và ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt điều có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già. Hàm lượng đồng cao của cũng là nguồn chính tạo nên sức mạnh để loại bỏ các gốc tự do, hạt điều còn có chất phytochemical và chất chống oxy hóa bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tim và ung thư.

Tốt cho tim

Hạt điều có hàm lượng chất béo thấp hơn so với hầu hết các loại hạt khác và hầu hết là trong các hình thức của axit oleic, chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe tim tương tự được tìm thấy trong dầu ô liu. Nghiên cứu cho thấy axit oleic thúc đẩy sức khỏe tim mạch bằng cách giúp làm giảm nồng độ chất béo trung tính, nồng độ cao trong đó có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim. Hạt điều tuyệt vời vì không chứa cholesterol và chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch và bệnh tim mạch vành. Magie trong hạt điều giúp hạ huyết áp và giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.

Tóc và Da

Hạt điều rất giàu khoáng chất đồng, một thành phần thiết yếu của nhiều enzym, đồng đóng một phần quan trọng trong các quy trình. Chuyển đổi tyrosine thành melanin, là sắc tố cho tóc và da. Nếu không có lượng đồng phong phú, các enzyme này sẽ không thể làm công việc của chúng.

Giúp xương chắc khỏe

Hạt điều đặc biệt giàu magiê. Một thực tế là canxi cần thiết cho xương chắc khoẻ, nhưng magiê cũng tốt. Hầu hết các magiê trong cơ thể con người là trong xương. Chúng giúp hình thành cấu trúc vật lý của xương, phần còn lại nằm trên bề mặt của xương, nơi nó được lưu trữ cho cơ thể sử dụng như cần. Đồng trong hạt điều giữ vai trò rất quan trọng cho các chức năng của các enzym tham gia trong việc kết hợp collagen và elastin, cung cấp chất và tính linh hoạt trong xương khớp.

Tốt cho các dây thần kinh

Bằng cách ngăn chặn canxi xâm nhập vào các tế bào thần kinh và kích hoạt chúng, magiê giúp thần kinh, các mạch máu và cơ bắp cùng thư giãn. Thiếu magiê dẫn đến huyết áp cao, căng cơ, chứng đau nửa đầu, đau nhức và mệt mỏi. Không có gì đáng ngạc nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng Magie giúp làm giảm tần số của các cuộc tấn công đau nửa đầu, hạ huyết áp và giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.

Ngăn chặn Sỏi mật

Dữ liệu được thu thập trên 80.718 phụ nữ từ nghiên cứu sức khỏe của y tá cho thấy rằng những phụ nữ ăn ít nhất một ounce hạt mỗi tuần, chẳng hạn như hạt điều, có nguy cơ bị sỏi mật thấp hơn 25%

Giảm Cân

Những người ăn các loại hạt hai lần một tuần là rất ít có khả năng tăng cân hơn so với những người hiếm khi ăn các loại hạt. Hạt điều thực sự có nhiều chất béo, nhưng nó được coi là “chất béo tốt”. Điều này là do tỷ lệ chất béo lý tưởng trong hạt 01:02:01 (bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa). Hạt điều có chứa ít chất béo hơn so với hầu hết các loại hạt phổ biến khác, bao gồm cả đậu phộng, quả hồ đào, hạnh nhân và quả óc chó. Dùng hạt điều như bữa ăn nhẹ rất có giá trị cho việc kiểm soát tăng cân vì chúng chứa nhiều năng lượng và chất xơ

Nguồn healthdiaries.com

5 công dụng chữa bệnh ít người biết của đậu nành

Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó.
Đậu nành còn có tên là đậu tương. Nguồn gốc cây này ở Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18. Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.

Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ).

1. Ngừa ung thư vú ở phụ nữ
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.2. Tác dụng trên tim mạch

Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, Wahida Karmally – Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving – nói.

Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học thuộc Hội mãn kinh ở Bắc Mỹ đã kết luận: Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.

3. Cung cấp đủ dưỡng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. “Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa”, hãng tin New Kerala dẫn lời chuyên gia Katherine Tucker cho biết.

4. Điều trị chứng mãn kinh

Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới.Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…

Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.

Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…

5. Tác dụng chuyển hoá xương

Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.

Tìm hiểu thị trường trái cây sấy ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường trái cây sấy vô cùng phát triển bởi thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta rất nhiều loại trái cây hảo hạng.
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa giúp cho lĩnh vực trồng trọt có điều kiện phát triển tốt, đặc biệt trái cây tại nơi đây còn vô cùng đa dạng và phong phú về chủng loại giúp cho người dân có thể thoải mái thưởng thức nhiều hương vị hấp dẫn. Sở hữu lợi thế nêu trên, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt tay vào hình thành công ty sản xuất trái cây sấy với hy vọng có thể mang đến món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho người dân mà không còn phải phụ thuộc vào mùa như trước đây nữa.

Hiện nay thị trường trái cây sấy tại Việt Nam có sự góp mặt của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tạo nên một không khí kinh doanh vô cùng sôi động và phong phú cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó đây cũng là thách thức khiến các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi và hoàn thiện mình để tạo được chỗ đứng trên thị trường trong quá trình cạnh tranh khắc nghiệt với nhau có thể kể đến các loại trái cây sấy đặc trưng Việt Nam đang chiếm lợi thế sản xuất như:

1.Chuối sấy khô

Chuối là sản phẩm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều quốc gia yêu thích lại phù hợp với khí hậu tại Việt Nam, vì vậy sản xuất chuối sấy khô tại Việt Nam lợi thế hơn các nước nên giá bán cũng rẻ hơn. Một số công ty sản xuất điển hình như Công ty TNHH Nông sản, thực phẩm Lạc Thuỷ hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn chuối sấy khô riêng cho tiêu thụ trong nước cho thấy tiềm năng rất lớn của sản phẩm này!

2. Mít sấy khô

Thị trường miền nam được coi là ưu thế lớn cho việc sản xuất mít sấy bởi thiên nhiên miền nam nóng phù hợp với việc trồng mít, đây là lợi thế rất lớn của sản phẩm này giúp nhiều doanh nghiệp phát triển đi lên bền vững với việc chỉ cung ứng Mít sấy khô.

3. Các loại khoai lang sấy

Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là khoai lang sấy khô được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam rất lớn hàng năm chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam có thể tiêu thụ đến 30- 60 tấn khoai lang sấy, Khoai lang cũng là một trong những sản phẩm nông sản rất dễ trồng tại Việt Nam

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP HOA QUẢ SẤY CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Công Ty TNHH Nông Sản, Thực Phẩm Lạc Thủy

? inbox hoặc alo Hotline: 0967 248 867

Công ty TNHH Nông Sản & Thực Phẩm Lạc Thuỷ
Điạ chỉ sản xuất: Sông Bôi – Phú Nghĩa – Lạc Thuỷ – Hoà Bình.
☎ HN: Tân Phú – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội ( Ngõ 93 hoàng văn thái đi vào 500m)
fb: Hoa Quả Sấy
website: hoaquasay.vn

Công nghệ sấy lạnh hoa quả

Nhóm nghiên cứu ở Hà Nội đã tìm ra phương pháp sấy thích hợp nhất đối với các loại nông sản thực phẩm ở Bắc Giang: Phương pháp sấy lạnh – hay sấy dùng nhiệt độ thấp. Đây là đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ thấp để bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm do trường đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì.

Nông sản được bảo quản bằng công nghệ sấy lạnh sẽ giữ nguyên được màu sắc, mùi vị. Ảnh minh họa.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách giảm độ ẩm tương đối trong không khí để tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa hơi nước trong không khí và hơi nước trong nông sản, thực phẩm. Bằng cách này độ ẩm sẽ tách ra khỏi nông sản, thực phẩm, và đi vào không khí. Khi làm lạnh không khí trong thiết bị trao đổi nhiệt xuống thấp hơn nhiệt độ đọng sương, không khí bão hoà ẩm sẽ ngưng đọng và tách ra khỏi không khí. Không khí sau đó đi qua dàn nóng sẽ sấy khô nông sản, thực phẩm.

Ưu điểm của công nghệ này sấy lạnh là có thể xây dựng được từng quy trình công nghệ sấy hợp lý đối với từng loại rau, củ, quả. Sau khi sấy, nông sản, thực phẩm giữ được nguyên màu sắc, mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể (khoảng 5%), đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tương đương của Thái Lan và một số nước khác trên thế giới.